
Sân bay Phan Thiết là một sân bay dân dụng đã được khởi công xây dựng 12/2014 nhưng chưa hoàn tất bởi vô vàn “lý do”… trễ hẹn, vị trí sân bay Phan Thiết xác định tại Thiện Nghiệp, nằm ở phía Đông Bắc của TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.
Bình Thuận đang đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm như đường cao tốc, sân bay, cảng biển… nhằm sớm hiện thực hóa kế hoạch trở thành thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đây là quy hoạch mũi nhọn cực kỳ quan trọng đưa Bình Thuận đưa ngành du lịch bùng nổ tiếp cận toàn thế giới.
Sân Bay Phan Thiết Lịch Sử Hình Thành Phát Triển
BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư,Nhà đầu tư tiến hành xây dựng, kinh doanh dự án, nghiên cứu, thi công kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định có thời hạn, nhà đầu tư sẽ kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định (đã thỏa thuận trong hợp đông),Sau khi hết thời hạn nhà đầu tư sẽ giao lại cho nhà nước. Trong quá trình đó nhà đầu tư sẽ mở các trạm thu phí các phương tiện đang sử dụng công trình đó.

Thông Tin Tổng Quan Sân Bay Phan Thiết
Sân Bay Phan Thiết không chỉ phục vụ đường bay quốc nội mà còn tiếp nhận đường bay quốc tế, dự án đã được chính phủ thông qua (Quy mô cấp 4E)
- Tên dự án: Cảng Hàng Không Phan Thiết
- Địa chỉ: Thiện Nghiệp, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Mã: PHH, Hình thức đầu tư BOT
- Quy mô: 545,56 hecta
- Diện tích dành cho: quân sự 150 ha, dân dụng 145 ha, hạng mục khác 247 ha
- Đường Bay 1 cho cất cánh và hạ cánh, Nhà Ga 1 nâng từ 5000 m2 lên 19,200 m2
- Sử dụng chung dân sự và quân dự, hàng không dân dụng (cấp 4E) và dự án eKQ920 của quân đội.
- Chủ đầu tư: Tổng công ty 319 và Tập đoàn Rạng Đông
- Cơ quan quản lý: Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam
- Vốn đầu tư dự kiến 10,000 tỉ đồng

Quy Hoạch Sân Bay Phan Thiết
Các Giai Đoạn Xây Dựng Sân Bay Phan Thiết
- Giai đoạn 1: xây dựng trên diện tích 360 ha: một đường cất hạ cánh dài 2.400 mét. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng một khu nhà ga hành khách có diện tích khoảng 5.000 mét vuông, công suất tối đa 300 hành khách/giờ cao điểm (tương đương 500.000 hành khách/năm) và lượng hàng hóa đạt 10.000 tấn/năm. Sân bay dùng chung cho cả dân sự & quân sự, phục vụ bay hàng không chung và công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Giai đoạn 2: Mở rộng thêm 1 đường bay dự phòng (dự thảo chính phủ VN chưa được công bố chi tiết)
Sân Bay Phan Thiết Chi Tiết Quy Hoạch 1/5000


Sân Bay Phan Thiết Tiến Độ Thi Công
Việc quy hoạch xây dựng sân bay Phan Thiết song hành dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Hai dự án hạ tầng giao thông quan trọng, được kỳ vọng là đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là việc phát triển du lịch biển.

Tham Khảo dự án hưởng lợi từ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Sân Bay Phan Thiết được nhà đầu tư 2020 săn đón NovaWorld Bình Thuận do Novaland triển khai mới mức lợi nhuận cam kết 14%/năm
Nhiều dự án giao thông quan trọng chuẩn bị đi vào sử dụng: sân bay Phan Thiết dự kiến khởi công đầu tháng 4-2021 và hoàn thành cuối năm 2022, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2022… sẽ đem lại động lực mới để phát triển kinh tế của Bình Thuận nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Đẩy nhanh hàng loạt dự án trọng điểm
Vài năm trở lại đây, Bình Thuận trở thành tâm điểm thu hút đầu tư vào du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng nhờ những nút thắt về hạ tầng đang dần được khơi thông. Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không đang được hoàn thiện hoặc chuẩn bị khởi công mới.
Đang thi công cao điểm là dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết. Khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết hoàn thành sẽ giúp rút ngắn gần 1/2 thời gian di chuyển từ TP.HCM còn chưa đến 2 tiếng. Hiện tuyến cao tốc này đã thông xe đường công vụ… Cảng Vĩnh Tân – cảng biển quốc tế đầu tiên ở khu vực Nam Trung Bộ – đã đưa vào vận hành.
Đặc biệt, dự án sân bay Phan Thiết dự kiến triển khai vào đầu tháng 4 này sẽ giúp Phan Thiết trở nên gần gũi hơn với du khách miền Bắc, vốn trước nay yêu thích du lịch tại các vùng biển miền Trung. Tháng 1-2021, sân bay Long Thành cũng đã khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và chỉ cách Bình Thuận hơn một giờ di chuyển.
Hệ thống sân bay sẽ giúp nâng cao tỉ lệ khách quốc tế cao cấp, đón các đoàn khách charter trong tương lai, thúc đẩy kế hoạch đưa Bình Thuận thành điểm đến du lịch số 1 khu vực và thế giới.
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng 2 chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch Bình Thuận là thu hút khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch luôn duy trì ở mức cao. Lượng khách du lịch tăng ổn định, bình quân giai đoạn 2015 – 2020 tăng 10 – 12%/năm. Doanh thu du lịch tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2015 – 2020 tăng 18%/năm.
Đây thực sự là động lực mới để du lịch Bình Thuận vươn lên xứng tầm khu du lịch quốc gia với mục tiêu đón 9 triệu lượt khách (trong đó có khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế), đạt tổng doanh thu 24.000 tỉ đồng vào năm 2025.
Thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Theo UBND Bình Thuận, tỉnh này có khát vọng đến năm 2030 sẽ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một điểm đến du lịch và nghỉ dưỡng đáng mơ ước cho các mục đích du lịch biển và giải trí, du lịch thám hiểm và thể thao, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch hội nghị (MICE).